I. Giới thiệu chung về 1 số hạng mục thí nghiệm cơ bản các thiết bị điện trong lưới điện.

 Trong hệ thống điện Việt nam có rất nhiều các loại thiết bị điện (TBĐ) khác nhau. Các thiết bị điện này được xếp loại theo nhiều cách( theo cấp điện áp, theo vị trí lắp đặt hoặc theo mục đích sử dụng …)

 Trong lưới điện phân phối gồm các thiết bị điện cơ bản sau:

- Các thiết bị biến đổi điện áp như: Máy biến áp (MBA), máy biến điện áp(TU); Các máy biến đổi dòng điện (TI)

- Các thiết bị đóng, cắt mạch điện như: các máy cắt điện(MC), các cầu dao cách li (CD),cầu chì tự rơi.

-  Các loại cáp & đường dây dẫn điện.

- Các bộ bảo vệ cho các thiết bị điện là hệ thống các các rơ le bảo vệ.

- Các thiết bị đo lường điện ( V, A, KV, KA, W, KW, KVAr, ….)

- Hệ thống tiếp địa cho các thiết bị điện, cho trạm điện & cho các tuyến đường dây…

II. Để đánh giá chất lượng các thiết bị điện thì chúng ta phải tiến hành thí nghiệm các thiết bị này.

  • Kiểm tra bên ngoài các TBĐ.

       Trước khi thử nghiệm, ta phải kiểm tra bằng mắt toàn bộTBĐ xem:

  • TBĐ còn đủ mức dầu không , các sứ TBĐ có bị nứt vỡ không, TBĐ có bị rò rỉ dầu không.

      -   Đọc kĩ các thông số ghi trên mác máy: công suất S ( KVA), cấp điện áp. Dòng điện định mức. ở nấc trung bình ứng với Uđm, Tổ đấu dây, Uk% , Năm sản xuất , hãng và nước sản xuất …)

 Sau khi kiểm tra thấy bình thường thì ta tiến hành TN gồm các hạng mục cơ bản thông dụng sau:

  • Kiểm tra cách điện

    Bất cứ thiết bị điện nào đưa vào làm việc trong lưới điện cũng phải kiểm tra cách điện trước khi   đưa vào vận hành.

Mục đích: nhằm kiểm tra cách điện giữa các phần mang điện với vỏ máy và giữa các phần mang điện với nhau.

Để kiểm tra ta dùng mê gôm mét để TN: xác định điện trở cách điện ( R) & trị số hấp thụ Kht với các cuộn dây máy điện (Kht = R60/// R15//).

  • Đo điện trở 1 chiều các cuộn dây ( với các MBA, TU, TI )

Mục đích: nhằm kiểm tra sự tiếp xúc các đầu của các cuộn dây với các cực đưa ra ngoài, kiểm tra sự tiếp xúc các tiếp điểm của bộ điều chỉnh điện áp. Trong 1 số trường hợp còn phát hiện ra sự ngắn mạch các vòng dây của các pha.

 Cách đo: Dùng phương pháp V - A, dùng các loại cầu đo điện trở P333T, cầu đo điện tử CA10 …

  • Đo tỉ số biến áp, biến dòng Ku, Ki ( với các MBA, TU, TI )

Mục đích: kiểm tra tỉ số giữa số vòng dây của cuộn dây sơ cấp (W1) với số vòng dây của cuộn dây phía thứ cấp ( W2, W3…) theo 1 tỉ lệ nhất định.

 Cách đo: dùng nguồn 1 pha kết hợp với máy thử tỉ số biến, hoặc dùng phương pháp 2 vôn mét …

  • Xác định tổ đấu dây

Mục đích: xác định đúng qui luật đấu dây của các cuộn dây MBA & Máy biến điện áp (TU).

 Phương pháp xác định: bằng phương pháp dùng pin tạo xung và dùng điện kế nhạy để xác định)

  • Thử không tải (với MBA, TU )

Mục đích: nhằm kiểm tra lại chất lượng mạch từ MBA, TU; kiểm tra lại chất lượng các cuộn dây MBA , TU .

Cách thử nghiệm: bằng nguổn 1 pha đưa vào phía cuộn dây có cấp điện áp thấp nhất để thí nghiệm , dùng hợp bộ đo V - A - W như  K50, K505 … để thí nghiệm )

 

  • Thí nghiệm Uk% ( với MBA)

Mục đích: nhằm xác định tổng trở của cuộn dây các phía MBA, giúp cho công tác tính toán về rơ le bảo vệ ; đồng thời giúp cho việc tính toán hòa 2 MBA với nhau .

 Phương pháp: dùng nguồn 1 pha đưa vào cuộn dây có cấp điện áp cao, nối ngắn mạch phía có cấp điện áp thấp; Dùng hợp bộ V - A - W để thí nghiệm; Trong điều kiện cho phép ta có thể dùng nguồn điện 3 pha  và thiết bị thí nghiệm 3 pha để tiến hành) – Tùy theo yêu cầu thực tế.

  • Thử mẫu dầu MBA,

Mục đích:để đánh giá chất lượng dầu có đảm bảo các thông số kĩ thuật theo qui chuẩn không

Công tác thí nghiệm gồm: các máy phân tích mẫu dầu, máy đo độ chớp cháy, máy thí nghiệm cao áp để kiểm tra điện áp đánh thủng của dầu…vv)

  • Thử Tg∂ sứ và các cuộn dây ( với MBA, Sứ TI có cấp điện áp U đm ≥ 35KV )

Mục đích: nhằm kiểm tra độ tổn hao điện môi của cách điện các thiết bị điện.

Cách đo: dùng cầu đo Tg∂ để thí nghiêm.

  • Chụp sóng và lấy đồ thị vòng với bộ điều chỉnh điện áp dưới tải (với MBA ).

 Mục đích: kiểm tra sự hoạt động của bộ điều chỉnh điện áp MBA có đủ điều kiện vận hành an toàn ( thời gian đóng, cắt của các nấc bộ dập lửa, dạng sóng, đồ thị vòng của dao lựa chọn…)

Phương pháp tiến hành: dùng máy chụp sóng TM – 1600, TM – 1800 … để thí nghiệm)

  • Thí nghiệm lấy đặc tính Vôn - Am pe (với các TI)

Mục đích: kiểm tra chất lượng mạch từ của TI, đồng thời kiểm tra cuộn dây thứ cấp có bị ngắn mạch các vòng dây.

Thiết bị kiểm tra: dùng nguồn điện 1 pha xoay chiều & hợp bộ V - A để tiến hành thí nghiệm.

  • Thí nghiệm điện áp xoay chiều tăng cao( cuộn sơ cấp TI).

Mục đich: nhằm kiểm tra khả năng chịu điên áp tăng cao của cách điện cuộn sơ cấp của TI với các cuộn dây thứ cấp và với vỏ.

Thí nghiệm này dùng  hợp bộ thí nghiệm cao áp để thí nghiệm ( AИД – 70, ALT-120…)

  • 13) Xác định cực tính ( với TI & TU )

Mục đich: xác định chính xác cực tính các cuộn dây sơ cấp và các cuộn dây thứ cấp để giúp cho việc đấu nối mạch đo đếm điện, mạch rơ le bảo vệ được đúng.

Việc xác định cực tính: dùng phương pháp dùng nguồn 1 chiều ( pin) tạo xung + dùng điện kế để xác định.

III . Máy biến điện áp (TU)

     Các hạng mục thí nghiệm TU:

  1. Thí nghiệm cách điện các cuộn dây.

    Mục đích: Kiểm tra độ cách điện giữa cuộn dâu sơ cấp ( W1) với các cuộn dây thứ cấp    (W2…) và giữa cuộn dâu sơ cấp ( W1); (W2 …) với vỏ .

  Cách kiểm tra : dùng mê gôm mét để đo )

  1. Thí nghiệm đo điện trở 1 chiều các cuộn dây.

Mục đích: Xác định sự tiếp xúc các đầu dây các cuộn thứ cấp nối với cực ra hộp nối dây. Xác định sự cuộn dây còn nguyên vẹn hay bị ngắn mạch các vòng dây, hoặc bị đứt.

 Phương pháp thí nghiệm: dùng các cầu đo điệntrở 1 chiều để xác đinh : CA 10, P333T …

  1. Thí nghiệm không tải.
  2. Thí nghiệm cách điện vòng dây bằng điện áp cảm ứng.
  3. Thí nghiệm tỉ số biến (Ku).
  4. Thí nghiệm điện áp xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp.
  5. Kiểm tra cực tính và tổ đấu dây.